Khi người ta trao 1 công việc cho bạn, đó là cả một ân huệ và vinh dự rất lớn đấy, đồng tiền thời buổi này khó kiếm lắm
Ngày xưa, tôi trẻ người non dạ, chưa trãi đời, chưa thấu hiểu và "trẻ trâu", tôi đã chửi CEO của mình sau lưng, tôi dè bểu, chê ổng chê ẻo và tự cho mình giỏi hơn ông ấy, lương gì mà thấp lèo tèo.
Sau này, ở vị trí ông ấy, tôi mới hiểu, ngày xưa mình đúng là trẻ trâu thật.
Kinh doanh khởi nghiệp
Giám đốc điều hành – CEO - thường đi liền với trách nhiệm, mang vác trên vai mình cả số phận những con người dưới quyền ông ấy.
Bạn làm sao mà thấu hiểu được khi hàng ngày chứng kiến ông ấy cứ bình thản, bình tĩnh và trông nhàn rỗi, chẳng có việc gì làm.
Không đâu, ông ấy hàng đêm phải vắt óc suy nghĩ, chạy đôn chạy đáo khắp nơi, có khi còn cầm cố nhà cửa để có tiền trả lương cho bạn đấy.
Mỗi khi nghe bạn than thở chuyện tiền nong là ông ấy buồn lắm, trong lòng quặn đau.
Ông ấy hiểu 1 điều, nếu bạn lo lắng và bất an thì công việc ảnh hưởng, bạn cau có với khách hàng, than thở với bạn bè và chê bai công ty, thì công ty chỉ có nước đi xuống.
Làm sao bạn phục vụ khách hàng tốt trong khi cái bụng đang đói?
Ông ta phải luôn giả bộ giàu có, tự tin, bình thản và chẳng có chuyện gì to tát mà ông ấy không giải quyết được cả.
Nhưng bạn đâu có biết ông ấy vừa bán cái nhà để có tiền trang trãi chuyện tiền nong, ông ấy đâu có nói.
Bao nhiêu là thứ khi một ngày mở mắt ra là đã giật mình, nào là tiền mặt bằng, tiền điện, tiền nước, tiền lương nhân viên, tiền thuế, tiền xăng xe, tiền thu chưa được, tiền phải cung ứng cho đối tác, tiền phải trả nợ vì đến hạn, tiền phải trả lãi ngân hàng, tiền trả nợ lỡ cầm cố nhà cửa.v.v....
Bạn thấy chưa, bao nhiêu là thứ tiền cần phải tính toán, bao nhiêu thứ phải chi mà thu chưa thấy đâu.
Thế mà sáng nay đến công ty đã thấy bạn rên rĩ "có tiền chưa sếp ơi, để tối nay em đi shopping, đi với bạn, đến sinh nhật ko có tiền..."
Vậy mà Sếp chỉ mỉm cười tự tin:
"Ừ, cứ để anh đừng lo, chiều là có..."
Chắc ông ấy phải đi vay mượn chỗ nào đó.
Bất cứ doanh nghiệp nào rồi cũng sẽ ở trong giai đoạn khó khăn, không thể có doanh nghiệp nào mãi mãi sinh lợi nhuận để bạn thoải mái được, những lúc khó khăn, bạn hãy ở bên sếp của mình, động viên và nỗ lực hơn nữa để công ty ngày càng phát triển.
Ai ai cũng có trách nhiệm và nghĩa vụ của mình, nhỏ làm việc nhỏ, lớn lo việc lớn, chủ yếu là đoàn kết và thấu hiểu lẫn nhau.
Một khi bạn gắn bó với công ty mình, lo nghĩ dùm sếp mình thì bạn đúng là một nhân viên mà sếp nào cũng mơ ước.
Chỉ khi nào bạn hiểu điều này, bạn đã trưởng thành rồi đó.
Ngày mai lên cơ quan cứ mạnh dạn
"Sếp ơi, em hiểu Sếp, Sếp cố lên!"